Truy thăng quân hàm thiếu tá cho phi công Su-22 hy sinh
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 16.2 tuyên bố sẵn sàng và sẵn lòng đưa binh sĩ Anh sang Ukraine để gìn giữ hòa bình nếu các bên đạt thỏa thuận chấm dứt chiến sự.Ngày 17.2, Đài phát thanh Thụy Điển dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard cho biết quốc gia Bắc Âu này cũng không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraine để gìn giữ hòa bình hậu chiến sự."Bây giờ, trước tiên chúng ta phải đàm phán cho một nền hòa bình công bằng và bền vững, tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng Ukraine và trước hết là đảm bảo Nga không thể rút lui để xây dựng sức mạnh mới và tấn công Ukraine hay nước nào khác trong vài năm. Một khi chúng ta có hòa bình như vậy, chúng ta cần đảm bảo nó được duy trì và chính phủ không loại trừ bất cứ điều gì", bà Stenergard nói.Phát biểu của lãnh đạo Anh và nhà ngoại giao Thụy Điển được đưa ra khi các lãnh đạo châu Âu chuẩn bị họp khẩn tại Paris trong ngày 17.2 để bàn thảo kế hoạch tiếp theo cho Ukraine. Hội nghị được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sau khi châu Âu không được mời tham gia bước đầu đối thoại về hòa bình Ukraine giữa Mỹ và Nga, đồng thời giới chức chính quyền Washington bắn tín hiệu rút bớt sự hỗ trợ an ninh cho châu Âu.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đại diện Nga dự kiến gặp nhau tại Ả Rập Xê Út trong ngày 17.2 để bắt đầu kế hoạch đàm phán. Theo AFP, ông Rubio vừa có mặt tại nước vùng Vịnh sau khi kết thúc chuyến thăm Israel.Mặt khác, Ukraine cũng không được mời dự đối thoại giữa Mỹ và Nga lần này dù ông Rubio nói Kyiv và châu Âu sau cùng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán thực sự để chấm dứt xung đột. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.2 tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất kỳ quyết định nào giữa Mỹ và Nga về kết quả đàm phán hòa bình nếu thiếu Ukraine.Hãng xe Trung Quốc trình làng ô tô điện giống Suzuki Jimny
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".
Top 4 trình giả lập Game Boy Advance tốt nhất cho iOS
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, năm 2023, UBND H.Thạch Hà phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đường giao thông từ xã Thạch Ngọc đến xã Việt Tiến nối với QL15B (thuộc H.Thạch Hà), dài khoảng 3 km. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 60 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Dự án khởi công vào tháng 2.2023 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm tuyến đường vẫn chưa hoàn thành.Ông Hoàng Ninh (68 tuổi, ngụ tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến) cho biết nhà của ông nằm cạnh mặt đường nên chịu nhiều ảnh hưởng. "Sau khi hoàn thành hệ thống mương thoát nước, đơn vị thi công mới bắt đầu đổ đất để gia cố nền đường. Các hạng mục này cũng chỉ triển khai rất ì ạch, kéo dài từ ngày này sang tháng nọ chứ không làm liên tục. Mặc dù phần nền đường đã xong từ lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy đơn vị rải thảm nhựa để hoàn thiện con đường. Nhà tôi cạnh mặt đường nên ngày nắng thì bị bụi bặm bay vào nhà, còn ngày mưa đi lại lầy lội, bùn đất rất khó chịu", ông Ninh phàn nàn. Theo ông Ninh, nhà ông có cửa cuốn trước sân nên phần nào hạn chế được bụi bay vào, còn mấy nhà hàng xóm thì vất vả hơn khi phải dùng lưới hoặc bạt để che bớt mặt tiền.Ông Trần Trọng Luận (75 tuổi, ngụ tại xã Thạch Ngọc) bức xúc do tuyến đường thi công quá lâu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh. "Nền đường đã làm xong nhưng nhiều tháng nay chúng tôi không thấy họ thi công nữa. Đường chưa hoàn thiện khiến người dân gặp khó trong việc đi lại, đó là chưa kể việc bụi bay mịt mù vào ngày nắng. Mong chính quyền có phương án tháo gỡ để tuyến đường sớm hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Luận nói.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tuyến đường giao thông từ xã Việt Tiến đến xã Thạch Ngọc bị chậm tiến độ một phần là do tại khu vực nằm giữa tuyến đường này có dự án đường cao tốc Bắc - Nam cắt ngang. Do đó, chủ đầu tư phải mất thời gian chờ đợi để dự án cao tốc xác định điểm mốc mới thi công được cầu vượt. Đến nay, mặc dù cầu vượt cao tốc và phần nền đường đã xong, đạt khoảng 60% khối lượng nhưng đơn vị thi công vẫn chưa huy động máy móc đến để thi công mặt đường.Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc, cho rằng tuyến đường thi công kéo dài dở dang khiến người dân bị ảnh hưởng do bụi bặm, lầy lội. Mặc dù chính quyền xã đã có kiến nghị với cấp trên nhiều lần, song đến nay vẫn chưa được giải quyết."Tuyến đường này đi qua xã chúng tôi dài chỉ khoảng 900 m nhưng có đến 2 nhà thầu. Các nhà thầu này thi công với tiến độ rất chậm, nếu không muốn nói là bỏ bê. Không rõ nguyên nhân vì sao họ lại triển khai ì ạch như thế", ông Thanh giải thích.Ông Nguyễn Đức Quy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà, cho hay trong quá trình triển khai làm tuyến đường liên xã do có dự án đường cao tốc cắt ngang qua nên phải xin điều chỉnh. Đặc biệt, một số đoạn do vướng hệ thống cấp nước sạch nên mất thêm thời gian để di dời."Một nguyên nhân nữa là hiện nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong do hành lang đường vướng vào phần đất của một số hộ dân ở xã Việt Tiến. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương nhằm xác định nguồn gốc đất, bồi thường cho người dân để giải phóng mặt bằng. Hiện chúng tôi đã xin gia hạn hoàn thiện tuyến đường vào cuối năm và đã được tỉnh chấp thuận", ông Quy cho biết.
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.
Giá vàng hôm nay 30.5.2024: Vàng miếng SJC giảm gần 3 triệu đồng/lượng
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk sẽ tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm.Cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); Phú Yên gồm các địa phương Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, TP.Tuy Hòa, Tuy An, Thị xã Đông Hòa, Thị xã Sông Cầu; Đắk Lắk có Ea Kar, Krông Bông, M'Đrăk.Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng cảnh báo, tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy công trình gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội. Kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó.Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ dự báo, khu vực trung tâm TP.HCM và Củ Chi, Hóc Môn, TP.Thủ Đức có thể có mưa trái mùa. Trong hôm nay (24.2), áp cao lạnh lục địa tiếp tục tăng cường mạnh xuống phía nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung và Nam Trung bộ lấn tây. Nhiễu động trên cao vẫn hoạt động tốt tác động đến thời tiết của Nam bộ. Gió đông bắc ở vùng biển phía đông Nam bộ có cường độ trung bình đến mạnh.Dự báo thời tiết Nam bộ mây thay đổi đến nhiều mây, mưa trái mùa tiếp tục xảy ra trong chiều và đêm nay và xảy ra ở khoảng 1/2 diện tích khu vực, có điểm mưa vừa, cục bộ có mưa to xảy ra trong vùng nội đồng và dọc biên giới phía tây. Trong cơn giông đề phòng sét và gió giật mạnh. Riêng thời tiết TP.HCM nhiều mây. Ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn giông đề phòng sét và gió giật mạnh.